08 3940 1781 - 08 3940 1734

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Trẻ bị mẩn ngứa không ăn các thực phẩm béo, cay nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính sẽ làm bệnh nặng hơn, dễ thành mạn tính.

Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men.

Trẻ bị mẩn ngứa nên kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh (Ảnh minh họa: Internet)
Trẻ bị mẩn ngứa nên kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh (Ảnh minh họa: Internet)
Do đó khi trẻ bị mẩn ngứa, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm sau: Chú ý tới các thực phẩm giàu protein, nhất là sữa. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa, hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần để biến đổi tính chất của protein trong sữa.

Không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ chuyển thành mạn tính. Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu (nếu đang cho con bú). Không được ăn thức ăn nguội lạnh.

Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức nguội lạnh dễ tổn thương tỳ vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ 'nổi loạn' trên da thịt, phát thành bệnh. Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh, mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đó ổn định, để bệnh không tái phát và nặng hơn.

BS. Cẩm Nga
Theo Suckhoedoisong.vn

Tags: mam non, truong mam non

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Đáp ứng chỗ gửi con cho công nhân, nhiều truong mam non tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đang gấp rút xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm học mới. Thế nhưng, có nhiều trường sắp xây xong và đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa tuyển được nhân sự.

Nhiều trường mới đưa vào sử dụng

TP Hồ Chí Minh có 15 Khu chế xuất - Khu công nghiệp đang hoạt động và đã có 23 dự án đầu tư xây dựng truong mam non với tổng quỹ đất là 58.745 m2, dự kiến đáp ứng khoảng 6.650 trẻ em.

Ông Trần Công Khanh, Chánh văn phòng Ban quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp, cho biết: "Đến nay đã có 9 dự án nhà trẻ đi vào hoạt động tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp, đáp ứng cho khoảng 2.840 trẻ. Có 4 dự án đang được triển khai thực hiện và 9 dự án có quỹ đất, đang lập dự án. Những dự án đang triển khai, sẽ được hoàn thành sớm nhất có thể để đáp ứng nhu cầu lớn của người công nhân sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh".

Hiện tại quận 7 có gần 1.200 trẻ đang học tại các truong mam non và 300 trẻ học ở các nhóm lớp là con công nhân làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận. Bà Trần Thị Bích Ngọc, Phó Trưởng phòng - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7 cho biết: "Khó khăn hiện nay là hầu hết truong mam non trên địa bàn có quy mô nhỏ, một số trường có nhiều điểm lẻ với sĩ số cao, có lớp sĩ số lên đến 50 cháu. Việc xây dựng truong mam non Khu chế xuất Tân Thuận sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân làm việc tại khu chế xuất và giảm tải cho các truong mam non trên địa bàn".

Nhiều trường sắp đưa vào sử dụng nhưng chưa có giáo viên.
Nhiều trường sắp đưa vào sử dụng nhưng chưa có giáo viên.
Theo Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình quận 7, dự án Truong mam non Khu chế xuất Tân Thuận được khởi công xây dựng ngày 16/3/2015 với quy mô 17 phòng học, có khả năng nuôi dạy 510 trẻ. Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thi công công trình là 330 ngày. Đến nay, phần xây dựng đã cơ bản hoàn thành và tiến độ lắp đặt thiết bị phục vụ công trình đạt 70%. Dự kiến, từ ngày 25 - 28/4/2016, công trình sẽ được bàn giao cho Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 7.

Còn theo UBND quận Thủ Đức, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức đang làm chủ đầu tư xây dựng hai truong mam non tại hai khu chế xuất. Dự án thứ nhất là Trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 được xây dựng tại phường Linh Xuân có 14 phòng học và các phòng chức năng với tổng vốn đầu tư 40,6 tỷ đồng, được khởi công ngày 19/5/2015. Khối lượng thi công xây lắp đã đạt 45% và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2016. Dự án thứ hai là Trường Mầm non Khu chế xuất Linh Trung 2 được xây dựng tại phường Linh Trung có 20 phòng học và các phòng chức năng với tổng vốn đầu tư hơn 60,3 tỷ đồng, được khởi công xây dựng ngày 27/8/2015. Khối lượng thi công xây lắp đã đạt 60% và sẽ hoàn thành vào tháng 8/2016. Theo kế hoạch, cả hai trường đều được đưa vào sử dụng trong năm học 2016 - 2017, góp phần giải quyết nhu cầu về chỗ học cho con em công nhân làm việc tại hai khu chế xuất và các phường lân cận.

Hay tại quận Tân Bình, trong năm học 206 - 2017, Trường Mầm non Đỗ Quyên ở phường Bình Hưng Hòa (Tân Bình) cũng sẽ được đưa vào hoạt động với quy mô 20 phòng học và các phòng chức năng dự kiến sẽ giải quyết nhu cầu học tập cho 653 trẻ mam non.

Thiếu nhân sự


Trong khi các trường đang gấp rút xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm học mới thì nhân sự cho các trường lại thiếu. Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cho biết, quận đang thiếu 694 biên chế giáo viên cho các trường công lập trên địa bàn quận, trong đó bổ sung 102 biên chế hiện có, 44 biên chế của trường thành lập mới trong năm 2016 và 548 biên chế tuyển dụng trong năm học 2016 - 2017. Trong năm học tới, quận tăng 250 lớp và 10.349 học sinh so với năm học 2015 - 2016.

Tương tự, tại Truong mam non Khu chế xuất Tân Thuận quận 7 sẽ hoạt động vào tháng 6/2016 và cần 55 giáo viên, cán bộ nhân viên nhưng đến nay vẫn chưa có đề án tuyển dụng giáo viên mới cho trường. Trong buổi khảo sát làm việc với lãnh đạo UBND quận 7, bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban văn hóa - xã hội HĐND TP Hồ Chí Minh đã lo lắng nói: "Việc tuyển nhân sự cho khối mam non là khó khăn chung của thành phố, đây là vấn đề cần phải tính toán, có thể thuyên chuyển hay tuyển mới để đảm bảo đủ nhân sự. Trường xây xong mà chưa tính phương án nhân sự là quá chậm, thiếu tính chủ động".

Giải bài toán này, theo đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7, trong khi chờ có đề án tuyển dụng giáo viên mới, quận sẽ điều chuyển một số cán bộ, giáo viên từ các truong mam non công lập khác trên địa bàn quận huyện về công tác.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức, cho biết, với hai công trình xây mới truong mam non Khu chế xuất Linh Trung 1 và Mam non Khu chế xuất Linh Trung 2 sắp đưa vào sử dụng, địa phương cần bổ sung thêm 169 biên chế nhân sự cho hoạt động của hai đơn vị này. Tuy nhiên, tổng chỉ tiêu biên chế nhân sự thành phố giao cho quận Thủ Đức năm 2016 chỉ có 2.682 người, giảm 160 biên chế so với năm 2015. Theo bà Nga, hiện mầm non không đủ định biên cho hoạt động, không được tuyển nhân viên y tế, chăm sóc nuôi dưỡng và nhân viên phục vụ, trong khi chế độ nhân viên quá thấp và không có khoản phụ cấp nên khó tuyển.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết thêm: "Các trường mầm non Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2 tổ chức giữ trẻ theo từng nhóm tuổi và theo từng ca ứng với thời gian làm việc của từng công nhân. Do đó, phát sinh thêm phần kinh phí trả lương ngoài giờ hành chính theo quy định, như vậy chúng ta cần phải xem xét chủ trương trả lương ngoài giờ".

Để giải quyết bài toán về nhân sự, đa số các quận huyện cho rằng cần phải bổ sung biên chế cho ngành giáo dục.

Theo Tuổi Trẻ

Ngày 22/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển giáo dục mam non (GDMN).

Dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Phó chủ nhiệm UB Văn hóa GD thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng cùng đại diện chính quyền, Sở GD&ĐT 63 tỉnh thành, các trường ĐH, CĐ sư phạm cùng tham gia hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: Hội nghị toàn quốc 10 năm phát triển GDMN nhằm tổng kết, đánh giá một giai đoạn với những dấu mốc quan trọng về phát triển GDMN của đất nước, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế, khó khăn, bất cập, nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện chính sách phát triển GDMN giai đọan 2006-2015.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện chính sách phát triển GDMN giai đọan 2006-2015.
Trên cơ sở đó xác định phương hướng phát triển GDMN giai đoạn 2016-2025 phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của GDMN khu vực và thế giới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, Bộ GD&ĐT ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu và sẽ hoàn thiện báo cáo này để trình Chính phủ.

Phát triển vượt bậc

Từ bậc học non yếu nhất trong hệ thống GD, sau 10 năm, với sự quyết tâm của Chính phủ, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương và người dân trong việc đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực, đến nay, GDMN có sự khởi sắc đáng ghi nhận.

Theo Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh, năm học 2005-2006, cả nước có 11.009 trường thì đến năm 2014-2015, số trường học của bậc MN đã đạt 14.203 trường, trong đó có 12.379 trường công lập. Trường lớp mở rộng lại ngày một khang trang, đội ngũ giáo viên tăng (277.684 người) nên số trẻ ra lớp cũng ngày một đông. Năm học vừa qua, cả nước huy động được 25,3% trẻ nhà trẻ ra lớp. Trẻ mẫu giáo đạt 88,3%, riêng trẻ 5 tuổi đi lớp luôn ở mức 99,4%.

Trẻ ra lớp đông nên Bộ GD&ĐT thường xuyên yêu cầu các trường học phải đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ thông qua việc xây dựng trường học an toàn. Các địa phương cũng thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho trẻ; Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các cơ sở GDMN.

Đảm bảo 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng. Trẻ được ra lớp, học chương trình mới nên chất lượng GD không ngừng được cải thiện. Thay vì tập trung vào việc dạy kiến thức, trẻ tiếp thu thụ động nay trẻ trở thành trung tâm của mọi hoạt động, mọi phương pháp giáo dục.

Phương châm "học bằng chơi, bằng trải nghiệm" đã giúp trẻ có tuổi thơ trọn vẹn qua những vần thơ, câu ca và những trò chơi dân gian. Mỗi giờ học trên lớp, góc chuyên đề hay buổi ngoại khóa, trẻ lại được trải nghiệm và sáng tạo theo sở thích, trí tưởng tượng của mình.

Cùng vào cuộc
Có được kết quả trên, trước hết là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua chính sách phát triển GDMN.

Thực hiện Đề án đổi mới cơ chế tài chính giai đoạn 2009-2014, tỷ lệ nhà nước chi cho GD đào tạo tương đối cao (chiếm từ 5,5% đến 5,6% GDP). Tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho GD&ĐT trong giai đoạn này cũng chiếm 20% tổng chi ngân sách, trong đó chi cho GDMN tăng từ 11,5% đến 14%.

Bên cạnh việc tăng ngân sách cho GD, Nhà nước còn thực hiện chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ là con hộ nghèo và cận nghèo. Trong 4 năm, từ 2012-2015, số trẻ được hỗ trợ ăn trưa là 1.816.667 trẻ với tổng số tiền là 1.962 tỷ đồng.

Trong những năm qua, các địa phương cũng đã tăng chi ngân sách cho GDMN, nhờ vậy mức chi bình ngân ngân sách/trẻ/năm tăng từ 2,1 triệu đồng năm 2005 lên 5,8 triệu đồng/trẻ năm 2014.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Ngô Hùng cho biết: Tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển GDMN, cụ thể là hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, thu gọn điểm lẻ và phát triển đội ngũ nhà giáo để tiến tới đảm bảo đủ định biên giáo viên/lớp, linh hoạt vận dụng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, nông thôn mới để đáp ứng nhu cầu phát triển GDMN đồng thời kêu gọi xã hội hóa từ doanh nghiệp, phụ huynh.

Tiếp tục phấn đấu
Trong bối cảnh đời sống người dân còn nhiều khó khăn, rõ ràng những đầu tư cho GD nói chung và GDMN nói riêng đôi khi chưa được như ý muốn. Điều này khiến cho một số chỉ tiêu đạt còn thấp. Điển hình như tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp chưa đạt mức 30% như mục tiêu. Cả nước mới có 31,1% trường MN đạt chuẩn quốc gia thay vì 50% như kỳ vọng.

Ngoài ra, mạng lưới trường lớp tuy phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của người dân, đặc biệt ở các khu đô thị, khu công nghiệp khiến nhiều gia đình phải gửi con ở nhóm trẻ tự phát, không đảm bảo an toàn. Tại các vùng, miền vẫn còn khoảng cách về chất lượng GD và chăm sóc trẻ. Tình trạng thiếu GV chưa được khắc phục.

Đặc biệt ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp. Cả nước vẫn còn 30.090 nhóm, lớp ghép 2 đến 3 độ tuổi. Ở một số điểm lẻ, trẻ 5 tuổi chưa được tách thành lớp riêng để chuẩn bị tâm thế vào lớp 1...

Trước thực trạng trên, các đại biểu tham dự hội nghị đều cho rằng cần phải coi GDMN là gốc, là giai đoạn vàng cho mọi sự phát triển sau này nên sớm khắc phục điểm yếu để tạo điều kiện cho GDMN phát triển hơn nữa.

Theo đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa, thực tế chứng minh ở đâu kinh tế phát triển, ở đó GDMN khởi sắc và ngược lại. Vì vậy, cần tháo gỡ khó khăn về cơ chế để đầu tư cho GDMN ngang bằng với bậc học khác. Cần có chính sách đủ mạnh, ưu đãi để thu hút xã hội hóa giáo dục giống như các ngành khác. Xác định rõ tư tưởng, phổ cập là trách nhiệm của cả trường công lẫn trường tư nên phải được đầu tư công bằng, dưới nhiều hình thức. Quan tâm hơn nữa đến trẻ dưới 5 tuổi...

-Tính đến hết năm học 2014-2015, cả nước 14.203 trường MN, 277.684 giáo viên. Có 14.199 trường thực hiện chương trình GDMN mới.

-Cả nước hiện có 97,8% đơn vị cấp xã, 92,4% đơn vị cấp huyện và 71,4% đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. Những tỉnh còn lại phấn đấu đạt chuẩn năm 2016.

GDMN có sự phát triển vượt bậc, có tính cách mạng từ hệ thống văn bản đến cơ sở vật chất, đội ngũ và sự tin tưởng của phụ huynh thể hiện qua số trẻ ra lớp. Có thể nói, đây là tài sản quý, là tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo. GĐ Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Phạm Văn Hùng.

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân nên số phòng học kiên cố liên tục tăng, đồ dùng dạy học trang bị đầy đủ, phong phú. Đội ngũ GV không chỉ tăng về số lượng, chất lượng mà đời sống cũng được cải thiện. Thay vì nhận thóc, gạo, nay các cô lĩnh lương theo thang bậc, trình độ, được đóng bảo hiểm xã hội, y tế như các bậc học khác... Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh.

Theo GD&TĐ

Tags: mam non, truong mam non
Khảo sát tại thị xã La Gi (Bình Thuận) kết quả có tới 59,8% giáo viên mam non bị stress nghề nghiệp. Độ tuổi từ 40-49 là nhóm có nguy cơ mắc stress trầm trọng nhất. Theo bà Kim Anh, tỷ lệ giáo viên mam non đối mặt với stress cao hơn những người làm ở ngành nghề khác.

Gần đây, dư luận xã hội đặc biệt chú ý và không khỏi băn khoăn về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mam non sau khi hàng loạt vụ việc bạo hành được phát hiện.

Các cô cũng bị... sang chấn


Ngày 16/3, dư luận xôn xao về vụ clip một bé trai 4 tuổi tại truong mam non tư thục Khai Minh (quận 11, TP.HCM) bị hai cô giáo nhéo bầm tai, phạt bê cơm hơn 1 giờ và liên tục đánh vào chân, quăng ra sàn nhà thô bạo. Và tiếp đó là vụ việc một cháu bé bị tử vong ở một truong mam non tại quận Hà Đông, trước đó là vụ việc cô giáo đánh trẻ khi bé tè dầm cũng ở Hà Đông, rồi cô giáo cầm vai giật lắc, dúi vào mặt trẻ khi cho cháu ăn ở quận Nam Từ Liêm, hay vụ việc cô giáo cho các cháu tự xử nhau trong lớp ở huyện Chương Mỹ...

Sốc với nguy cơ stress của cô giáo mầm non
Sốc với nguy cơ stress của cô giáo mầm non (Ảnh: minh họa)
Năm 2015, có rất nhiều vụ bạo hành khủng khiếp xảy ra, chỉ riêng trong tháng 10 đã có các vụ: em bé 2 - 3 tuổi tại truong mam non Xuân Mai (Văn Quan, Lạng Sơn) do quấy khóc bị cô giáo nhốt bên ngoài, bới rác ăn; vụ cô giáo mầm non dùng tay đánh vào mặt, lắc đầu vì... trẻ ăn chậm ở Trường Mam non tư thục Nụ Cười Xinh (Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội); vụ phụ huynh Đinh Thị Thúy Hằng có con học tại Truong mam non Sơn Ca (Đồng Hới, Quảng Bình) bắt quả tang con bị cô giáo trói và nhét giẻ vào miệng.

Theo thống kê của Bộ GD - ĐT, hiện nay có 4,8 triệu trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi được huy động đến trường/lớp mam non. Tuy nhiên, số lượng trẻ em đến trường nhiều như vậy nhưng các trường mầm non công lập mới chỉ đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu gửi trẻ. Cho dù đã cố gắng nhưng các trường công lập đã quá tải, nên nguy cơ tiềm ẩn vẫn nằm chủ yếu ở các nhóm, lớp mam non ngoài công lập, kể cả những cơ sở đã được cấp phép.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng T.Ư thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, không phải cứ gây thương tích như đánh đập, bị ngã mới để lại hậu quả mà trẻ bị cưỡng ép bất cứ điều gì cũng gây căng thẳng, sang chấn tâm lý. Bà Kim Anh cũng dẫn số liệu nghiên cứu của TS Nguyễn Mạnh Hà (ĐH Quốc gia Hà Nội) trong một điều tra mới đây trên 333 giáo viên cho thấy 90,3% bị stress nghề nghiệp.

Khảo sát tại thị xã La Gi (Bình Thuận) kết quả có tới 59,8% giáo viên mam non bị stress nghề nghiệp. Độ tuổi từ 40-49 là nhóm có nguy cơ mắc stress trầm trọng nhất. Theo bà Kim Anh, tỷ lệ giáo viên mầm non đối mặt với stress cao hơn những người làm ở ngành nghề khác.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nhiều tình huống như: nôn ói, không chịu xúc thức ăn, nói chuyện và ngậm, giả bộ đi vệ sinh... rất dễ gây ức chế cho giáo viên. Trong trường hợp này, trẻ có quyền được "nghỉ ăn". Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng hoặc vì áp lực tăng cân, nhiều giáo viên sẽ ép bằng mọi cách để trẻ ăn hết suất.

Khâu quản lý đang bị buông lỏng?


Trên thực tiễn, hệ thống cơ sở giáo dục mam non công lập không đáp ứng được nhu cầu của trẻ nên cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập mọc lên như nấm. Ở góc độ quản lý, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, quy định chủ nhóm trẻ chỉ cần học hết THPT và có chứng chỉ nghề học trong 3 tháng là quá dễ dãi. Với quy định này, người không qua trường lớp đào tạo cũng có thể làm quản lý, không có trình độ, nghiệp vụ sư phạm cũng có thể chăm sóc và dạy trẻ là không hợp lý. Khi làm việc, nhiều chủ cơ sở phó mặc cho giáo viên dạy trẻ là nguy cơ trẻ dễ bị bạo hành.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, trình độ của giáo viên, chủ nhóm trường, nhóm trẻ cũng là một vấn đề đáng bàn dẫn tới việc gia tăng các vụ bạo lực. "Yêu cầu giữ trẻ quá lớn khiến "bùng nổ" các trường mầm non tư thục, nhóm trẻ tự phát khiến việc quản lý của cơ quan chức năng không xuể. Nhiều chủ trường chạy theo lợi nhuận, tuyển cả những người không được đào tạo hay đào tạo không đến nơi đến chốn, thả nổi để giáo viên tùy tiện hành xử với học sinh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng" - TS Lâm nói.

Và nguy cơ dẫn đến việc thiếu trách nhiệm, bạo hành trẻ mam non phần nhiều vẫn diễn ra ở các cơ sở giáo dục tư thục, trong đó chủ yếu là cơ sở không phép. Giáo viên thay đổi liên tục, không qua đào tạo đúng chuyên môn, không được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức là tình trạng phổ biến ở nhiều nhóm, lớp mầm non. "Nhiều nơi chủ trường trình bày danh sách giáo viên ảo, không đúng với thực tế" - một ý kiến cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Thu thì "đã ưu tiên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ miễn phí, ưu tiên dành giáo viên mới ra trường có chất lượng cho các cơ sở mầm non tư thục, nhưng nhiều khi chủ trường đã từ chối ưu ái đó".

TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục mam non (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ, khi kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non, nhiều nơi vẫn đưa ra được chứng chỉ quản lý giáo dục nhưng khi đưa phiếu hỏi điều tra cho họ đọc và điền thì họ bảo... không biết chữ. Lý do họ đưa ra là đi mua chứng chỉ và thuê người quản lý. Điều đó cho thấy, đằng sau mấy tấm chứng chỉ mầm non có rất nhiều vấn đề. Nếu cứ để những cơ sở mam non hoạt động dưới sự điều hành của những con người như thế thì việc trẻ em bị bạo hành lúc nào cũng sẽ là nguy cơ" - TS Trinh nhấn mạnh.

Theo PLO
Có một cô giáo mam non vùng sâu, vùng xa áp dụng phương pháp dạy độc đáo: đó là cho trẻ hóa thân thành nhân vật trong truyện cổ tích để tạo ra không khí học tập sôi nổi, thoải mái, từ đó giáo dục nhân cách trẻ.

Cô Quyên cùng các bé tham gia một vở diễn từ truyện cổ tích - Ảnh: M.Tâ
Cô Quyên cùng các bé tham gia một vở diễn từ truyện cổ tích - Ảnh: M.Tâ

Cô giáo ấy là cô Huỳnh Thị Kiều Quyên, giáo viên truong mam non Xuân Đông, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Tại lớp lá, cô Quyên đang điều khiển rối que kể câu chuyện cổ tích Quả bầu tiên. Tiếp theo, cô chia lớp thành bốn nhóm tương ứng với bốn tuyến nhân vật. Nhóm vào vai nào sẽ đội mũ hình nhân vật đó: cậu bé, chó sói, chim én, ông lão nhà giàu...

Dưới sự hỗ trợ, dẫn dắt của cô Quyên, các bé bắt đầu diễn. Chẳng hạn đến đoạn sói vồ én, cô gợi ý: "Chú bé cứu én đi", vậy là hàng loạt cậu bé lao ra đuổi sói, rồi nắm tay dìu én về nhà. Hoặc đến đoạn én di cư tránh rét, cô dẫn dắt: "Én ơi, bay đi, cậu bé vẫy tay chào én đi", thế là nhóm én quyến luyến bay lượn từng vòng chia tay các cậu bé để di cư tránh rét...

Lồng vào đó, cô Quyên còn mở những bài nhạc, tiết tấu khi thì dập dìu, du dương, khi thì rộn rã, hào hứng để các bé múa hát... khiến câu chuyện càng thêm hấp dẫn, sôi động hơn...

Kết thúc vở diễn, cô ôn lại bằng hàng loạt câu hỏi: Con thích ai nhất? Hoặc ghét ai nhất? Vì sao? Kể lại một việc con đã làm tốt trong nhà cho cô nghe!... Các bé đều trả lời lưu loát, rành rẽ các câu hỏi.

Chuyện cho các bé hóa thân thành nhân vật trong truyện cổ tích đã được cô Quyên thực hiện từ rất lâu. Bởi theo cô, giáo dục lứa tuổi mam non, nếu học qua hình ảnh cụ thể, trải nghiệm hóa thân thành nhân vật, bé sẽ nhớ bài lâu hơn. Cô Quyên tâm sự: "Với cách học này những bé thụ động cũng buộc phải tham gia, chứ không "ẩn" vào 
đám đông được...".

Bài giảng đầu tiên cô cho trẻ hóa thân thành nhân vật chính là truyện cổ tích Sự tích hoa hồng. Khi cô chia lớp ra thành bốn nhóm gồm nàng tiên, thần mặt trời, nữ thần mặt trăng, hoa hồng, trẻ nào cũng được đóng vai nên cả lớp hồ hởi diễn, buổi học trở nên nhẹ nhàng, đầy sôi nổi và hào hứng. Từ thành công của lần giảng đó, cô Quyên bắt đầu mạnh dạn áp dụng cho những lần kế tiếp...

Cứ vậy, cô đã đưa trẻ vào miền cổ tích với nhiều cảm xúc, để từ đấy giáo dục trẻ lòng nhân ái, sự hiếu thảo, tính trung thực, dũng cảm...

Học sinh của cô lớn lên theo từng vai hóa thân. Chẳng hạn như truyện cổ tích Ba cô gái, có bé xúc động trước cảnh người mẹ bệnh nên khi diễn nhập vai, nói chuyện với nhân vật mẹ rất dịu dàng nhỏ nhẹ, có bé khóc không nói được. Có bé còn rất ghét và tức giận trước sự bất hiếu của hai cô con gái lớn...

Rồi như truyện Ai đáng khen hơn ai, sau buổi học, các bé biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau như nhân vật thỏ anh trong truyện. Bé hiểu làm việc tốt không phải chỉ để khen, mà chính mình sẽ cảm nhận được niềm vui vì giúp ích người khác...

Cô Quyên xoay đều, nếu hôm nay tổ này đóng vai chính diện trong câu chuyện cổ tích này, thì lần sau sẽ đóng vai phản diện trong câu chuyện khác, để các bé có thể nắm rõ tính cách của nhiều loại nhân vật khác nhau. Qua đó, cô uốn nắn cho các bé phát triển những đức tính tốt, giảm những tính xấu.

Chẳng hạn với bé nhút nhát, thiếu tự tin, cô sẽ uyển chuyển cho đóng nhiều vai những nhân vật can đảm, mưu trí, bản lĩnh như dê đen, mặt trời... Với bé thích đóng vai kẻ mạnh đi chọc ghẹo kẻ yếu để thể hiện ưu điểm sức vóc của mình, như có bé khoái vai sói trong Dê đen và dê trắng, cô đồng ý cho diễn.

Tuy nhiên khi trẻ diễn xong, cô dạy trẻ biết rằng nếu ỷ thế, dùng sức mạnh đi ức hiếp, đánh người khác thì sẽ bị ghét, thiệt thân về sau. Lần sau, cô phân cho bé diễn vai nhân vật tốt bụng dùng sức mạnh giúp đỡ mọi người và được mọi người yêu quý.

Rồi đến khi bé hóa thân thành thỏ bị cọp ức hiếp, cô khéo léo giảng chung cho cả lớp: "Các con thấy đấy, nếu con bị người khác ức hiếp, cảm giác các con như thế nào? Vì vậy đừng nên dùng sức mạnh bắt nạt người khác". Cứ vậy mỗi câu chuyện, cô lồng vào bài học triết lý, giá trị sống rất nhẹ nhàng, tinh tế...

Cô Quyên chia sẻ: "Ngoài những hiệu quả trên, phương pháp này còn nhắm đến việc phát triển những kỹ năng khác của trẻ: ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ, hát và vận động vui tươi các bài hát, đọc vè, đồng dao, hoạt động thể chất...".

Và với cách giáo dục lấy bé làm trung tâm cho tiết dạy, cô Quyên còn để các bé chung tay thực hiện các công đoạn để xây dựng vở diễn. Chẳng hạn khâu làm đồ dùng, cô cùng các bé cắt dán tô màu mũ nhân vật, rồi làm những phụ kiện cho trò chơi như cho bé lấy giấy quấn hoa hồng, làm ngôi sao, con bướm...

Bà Mai Thị Thơ - hiệu trưởng truong mam non Xuân Đông - chia sẻ: "Cô Quyên là giáo viên giỏi của trường, đạt nhiều thành tích trong ngành. Đặc biệt, cô Quyên được nhận giải "Phụ nữ sáng tạo" do Bộ GD-ĐT trao tặng. Riêng phương pháp đưa trẻ vào thế giới cổ tích bằng cách hóa thân thành nhân vật trong truyện đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy như phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, thể chất... cho trẻ. Do đó phương pháp này được nhân rộng khắp trường...".

Theo Tuổi Trẻ

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

'Bé nặng mấy ký','Bé cao bao nhiêu?' là câu hỏi thường gặp và được xem như thước đo thành bại trong việc nuôi con nhỏ của phụ huynh.


Vì vậy, khi chiều cao, cân nặng của trẻ phát triển vượt chuẩn, cha mẹ nào cũng hân hoan. Tuy nhiên, chính những trẻ như vậy lại có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và mắc nhiều bệnh lý.

Càng cao, càng dễ đau cơ - xương


Chị Lê Thị Phương (ở chung cư Lê Thành, P. An Lạc, Q. Bình Tân) than: 'Con tôi bốn tuổi, nửa năm nay tối ngày cứ kêu la nhức chân, hôm nào chạy chơi nhiều thì tối khóc bắt mẹ phải bóp chân. Tôi đưa cháu đi kiểm tra xương khớp thì bác sĩ (BS) bảo bình thường, không viêm, không sưng. Tôi lo quá không biết bé bị bệnh gì?'.

Mãi gần đây, chị đưa con đến Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM khám mới phát hiện bé bị đau cơ do tăng trưởng và thiếu canxi. Một trong những lý do khiến con của chị Phương thiếu canxi là bé quá cao so với tuổi, mới bốn tuổi nhưng bé đã có chiều cao đến 119cm - là chiều cao của bé sáu tuổi.

Chiều cao, cân nặng của trẻ trở thành thước đo nuôi con tốt của nhiều phụ huynh (Ảnh minh họa: Internet)
Chiều cao, cân nặng của trẻ trở thành thước đo nuôi con tốt của nhiều phụ huynh (Ảnh minh họa: Internet)
Đau cơ tăng trưởng là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em, với những trẻ phát triển vượt chuẩn thì nguy cơ càng cao hơn. Đa phần cha mẹ chăm con theo độ tuổi, ít chú ý dinh dưỡng theo cân nặng hay chiều cao nên trẻ rất dễ bị thiếu chất. Trong đó, thiếu canxi làm cho hệ xương khớp không được bảo vệ vững chắc, trẻ nhỏ lại vận động nhiều nên việc bé bị đau nhức chân rất hay gặp.

Vì vậy, năng lượng cho bé lúc này phải 'đu' theo chiều cao, cân nặng thực tế để không bị thiếu dinh dưỡng, vi chất. Theo PGS-TS-BS Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 50% trẻ em bị thiếu hụt vi chất, trong đó trẻ phát triển vượt chuẩn càng có nguy cơ cao hơn, bao gồm cả trẻ có chiều cao, cân nặng vượt trội so với cùng lứa tuổi. Thiếu chất làm cho sức đề kháng của trẻ suy giảm, trẻ dễ mắc bệnh cũng như bệnh lâu khỏi hơn.

Vượt chuẩn cân nặng: Nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch tiểu đường


Bên cạnh nhiều trẻ em thấp còi luôn là nỗi lo lắng, đau đầu của cha mẹ thì hiện nay, khi đời sống vật chất ngày một cao hơn, có không ít trẻ đạt cân nặng vượt trội so với chuẩn. Tâm lý thông thường của nhiều bà mẹ bỉm sữa là con phải mũm mĩm, tròn trịa.

Do đó, không ít bà mẹ rơi vào cảnh 'đánh vật' bữa ăn với con, cố nhồi nhét thêm miếng cháo, sữa, phô mai để bé được tăng cân - dù chỉ số cân nặng của con nằm trong chuẩn bình thường. Có người sợ ông bà nội chê dâu không biết nuôi con, có người sợ con mình thua con… hàng xóm.

Chị Đỗ Huyền T. (ở xã Phước Kiểng, H.Nhà Bè) thấy bé hàng xóm cùng ba tuổi rưỡi với con trai mình, nhưng nặng 20,5kg, còn con chị chỉ nặng… 18kg (đã vượt chuẩn, bằng số cân nặng chuẩn của bé bốn tuổi) thì rất xót con (!?).

Sự phát triển của trẻ phải được cân đối giữa chiều cao, cân nặng và độ tuổi (Ảnh minh họa: Internet)
Sự phát triển của trẻ phải được cân đối giữa chiều cao, cân nặng và độ tuổi (Ảnh minh họa: Internet)
Đã vậy, nhiều người vô tình so sánh 'bằng tuổi nhưng sao ốm hơn?' khiến chị tự ái, ra sức ép con ăn. Bữa ăn nào của bé cũng kèm theo nước mắt, quát nạt, thậm chí cả đòn roi. Vài tháng sau, con chị đã đạt mốc trên 20 ký, nhưng cậu bé hàng xóm cũng lên cân nên cuộc 'chạy đua cân nặng' của con chị vẫn chưa có điểm dừng, dù bé đã ngấp nghé ngưỡng béo phì.

Thực tế là khi nhắc đến béo phì các bà mẹ đều sợ vì hiểu được tác hại của căn bệnh này. Thế nhưng, hầu hết phụ huynh đều đánh giá béo phì bằng… cảm quan: chỉ khi nào trẻ béo ục ịch, bước đi nặng nề thì mới đáng lo.

Trong khi đó, béo phì ở trẻ em đang là vấn nạn thời hiện đại, dẫn đến biến chứng về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Béo phì còn khiến trẻ trở nên chậm chạp, tự ti, dẫn đến kết quả học tập sút kém.

Vì vậy, có một công thức chung mà các BS nhi thường nhắc nhở các bà mẹ nuôi con nhỏ: vượt chuẩn cân nặng = nguy cơ béo phì = nguy cơ tim mạch, tiểu đường. Khi trẻ bắt đầu vượt chuẩn về cân nặng, cha mẹ cần giám sát chặt chẽ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của con, bởi con đường từ thừa cân dẫn đến béo phì rất gần. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% trẻ béo phì khi còn nhỏ sẽ 'mập bền vững' đến lớn.

Trẻ phát triển vượt chuẩn là niềm vui, tín hiệu tốt về thể chất của bé sau này, tuy nhiên cha mẹ cần chú trọng vấn đề dinh dưỡng, hoạt động thể chất… nhằm giúp trẻ có sự phát triển hài hòa, cân đối và khỏe mạnh.

Theo Thùy Dương/Suckhoedoisong.vn

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Không phải lúc nào trẻ con cũng thật đáng yêu như những thiên thần. Dưới đây là 16 lý do chứng tỏ các nhóc tỳ cũng thật 'dễ ghét'.


1. Rất 'mất nết'


Nếu tôi cầm một cái bút chì và liên tục tìm cách đâm nó vào mắt chị gái tôi, hoặc đâm đầu binh binh vào tường vì ai đó không cho tôi bánh quy để ăn, chắc chắn bạn sẽ nói thẳng vào mặt tôi là 'Đồ mất nết!'. Tất nhiên bạn sẽ không nói thế với bọn nhóc rồi.

2. Nói ngọng nghịu


Câu 'Chào buổi sáng!' thì khó đến mức nào cơ chứ? Chẳng khó lắm đúng không? Nhưng sao lũ trẻ lại không nói được một cách chỉn chu mà cứ ngọng nghịu thế?

3. Lúc nào cũng muốn làm trung tâm của mọi sự chú ý


Chúng sẽ làm mọi cách khiến bạn 'để mắt' đến chúng. Chắc chắn rồi!

16 lí do chứng minh trẻ con thật 'dễ ghét'
Haha, nhìn đống quà của mình này! (Ảnh minh họa: Internet)

4. Lúc nào cũng nói thật


Ai cũng biết là không nên nói người khác là đồ béo ị, đồ béo ị bốc mùi, đồ bốc mùi... trước mặt họ, đặc biệt là khi họ ngồi trên tàu cùng bạn suốt 1 giờ rưỡi. Trừ lũ nhóc.

5. Luôn có những bữa tiệc 'thịnh soạn'


Dù bọn nhóc mới chỉ một tuổi và chẳng hề nhớ chút xíu nào về bữa tiệc sinh nhật mình, chúng vẫn có một chiếc bánh kem đắt tiền, một bàn bày đầy quà và rất nhiều bạn bè - những đứa trẻ dù có đi tè vào hồ bơi hay chê bai mái tóc của người khác mà vẫn được một nụ cười khoan dung của tất cả mọi người.

6. Không bao giờ cố gắng hòa nhập


Đó là khi con bạn cứ tự động cởi truồng tồng ngồng giữa chốn đông người và giật gấu bông của người xa lạ.

7. 'Vô ơn'


Bạn vừa trải qua 12 giờ liền chạy theo bọn trẻ, ngăn chúng khỏi các vật sắc nhọn, giúp chúng khỏi buồn vì 'chăn nhỏ thân yêu' đang nằm trong máy giặt bằng cách hát những bài hát vui vẻ cho chúng nghe hoặc đơn giản là cứu chúng khỏi bị điện giật, chết đuối hoặc nghẹn. Nhưng phản ứng của bọn nhóc vào cuối ngày khi bạn đã làm tất cả những điều đó cho chúng là gì: Tiếp tục gào thét khi bạn cố gắng pha sữa, kể chuyện và chuẩn bị cho chúng một chiếc giường mềm mại.

8. Bạo lực. Cực kỳ bạo lực


Nếu không có mấy cô búp bê Barbies hoặc bộ tách trà đồ chơi cho những quý cô trẻ tuổi này thì thực tế điều mà một số cô nàng thực sự muốn làm là chạy nhảy xung quanh và có thể sẽ 'cào, cấu' những đứa trẻ còn lại.

Bạo lực. Cực kỳ bạo lực
'Mình có thể làm mọi điều mình muốn!' (Ảnh minh họa: Internet)

9. Thản nhiên nói chuyện đi ị giữa chốn đông người


Cũng may là còn chưa ị luôn. Chắc hẳn bạn có đôi lần xấu hổi ở chốn đông người khi bé nhà bạn kêu lên: 'Mẹ ơi, con đi ị'.

10. Ị đùn nơi công cộng


Điều duy nhất tồi tệ hơn việc bọn nhóc nói về chuyện đi ị là khi chúng 'giải quyết nỗi buồn' ở ngay lối đi.

11. Làm bạn phát ốm


Thực sự phát ốm. Đã lâu rồi không ốm ư? Chỉ cần đến thử một sân chơi và bạn sẽ được 'nằm liệt giường' trong nhiều tuần.

12. Luôn thích mấy cái hộp


Bạn đã dành nhiều tiền để mua một món đồ chơi mới nhất mà cô bán hàng giới thiệu là thứ mọi đứa trẻ đều thích. Nhưng thằng nhóc sẽ vui vẻ ném món quà của bạn vào thùng rác và sau dành thời gian chỉ để... đưa chiếc xe đồ chơi vào-ra, ra-vào khỏi hộp.

13. Không thể đi bộ hơn 10 phút mà không cần phải 'nhử'


Chỉ do lười thôi. Chúng sẽ mè nheo đòi bế và cứ thế ăn vạ giữa chốn đông người.

14. Tìm cách nghịch những thứ không được phép


Một số người có thể gọi đó là tính tò mò tuyệt vời của trẻ con. Chắc hẳn một ngày đẹp trời nào đó bạn có thể sẽ phải thốt lên: 'Trời ơi, con tìm thấy cái đó ở đâu vậy? Đừng có thổi 'thứ bong bóng' đó trước mặt bà'!

15. Xem mãi một thứ hết lần này đến lần khác


Chắc chắn đã có lần bạn phát điên khi có ai đó trong nhà khăng khăng đòi xem 'Vua sư tử' 12.000 lần, dù đã xem đi xem lại không chán.

16. Chế độ mặc định là 'khóc'


Đói? Khóc. Mệt mỏi? Khóc. Chán? Khóc. Chơi trò chơi điện tử bị thua? Khóc. Thật tình...

Theo Hương Giang/Afamily.vn/Ttvn


Tags: mam non, truong mam non

Dưới đây là thông điệp của người mẹ có con chết vì ung thư thức tỉnh các bậc cha mẹ.


Hai con trai tôi sinh cách nhau 16 tháng. Chúng rất nghịch ngợm và náo nhiệt. Và tôi không giống những bà mẹ ở sân chơi – những người không cho phép con họ xem tivi. Tôi thì thực sự mong mỏi một chương trình truyền hình có thể thu hút sự chú ý của con tôi – dù chỉ là trong vòng 5 phút. Khi ấy, tôi có thể rửa bát đĩa một cách thoải mái mà không cần quay qua quay lại để tìm những gói bánh nằm rải rác khắp sàn.

Tất nhiên, tôi hiểu rằng một đứa trẻ sẽ thu nhận được nhiều điều có ích hơn từ việc giao tiếp với cha mẹ hơn là ngồi trước màn hình tivi. Nhưng tôi biết mình sẽ không bao giờ trở thành tuýp phụ huynh có thể ngồi bên con 12 tiếng đồng hồ để tập trung vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động và trau dồi hiểu biết của con. Đó chỉ đơn giản không phải là con người tôi. Thành thực mà nói, tôi không giỏi chơi đùa với trẻ. Chỉ sau 2 tiếng ngồi chơi với 2 con trai mà tôi đã phải vò đầu bứt tai vì ngao ngán.

Dưới đây là thông điệp của người mẹ có con chết vì ung thư thức tỉnh các bậc cha mẹ.
Bé Ty và em trai
'Tôi ước sao bọn trẻ xem một chút tivi cũng được', tôi đã phải kêu lên như vậy, trong khi vẫn biết rõ rằng tôi đang phá vỡ quy tắc bất thành văn của nghệ thuật làm cha mẹ thời hiện đại trên khắp hành tinh này. Tôi có thể nghe thấy những lời phê bình, chỉ trích, những cái nhún vai từ các phụ huynh trong thế giới thực xung quanh tôi.

Và rồi chuyện đó đã xảy ra. Một buổi sáng Chủ nhật đẹp trời, tôi nghe thấy một giọng Anh lạ lùng vang lên từ phòng chơi của bọn trẻ, lúc này đang yên tĩnh một cách kỳ quái. Rồi tôi nghe thấy tiếng cười giòn tan của nhóc lớn, Ty, trong khi nhóc bé đang ngủ. Gia đình nhà heo Peppa đã thực sự lôi cuốn con trai tôi. Thằng bé dán mắt vào tivi suốt 10 phút liền và đây chính là khởi đầu của thứ sẽ nhanh chóng trở thành đam mê của cháu.

Vào một buổi chiều, khi cháu đang trèo lên một chiếc cầu trượt khá cao thì bị ngã. Sau đó, cháu nhập viện và phải khâu nhiều mũi hơn bất cứ lúc nào khác trong đời. Chúng tôi gần như hoàn toàn gục ngã, như thể bị ném vào cái lỗ thỏ và cứ thế vùng vẫy, la hét.

Sau vài đêm liên tục mất ngủ, Ty bất ngờ được chẩn đoán có một khối u trong não. Lúc đó, cháu mới 2 tuổi 10 tháng. Mọi thứ đã thực sự thay đổi. Giờ đây, tôi đau đớn hơn mọi đau đớn tôi từng thấy trước đây, tôi yêu sâu sắc hơn tôi từng yêu trước đây và mỗi khoảnh khắc dù là nhỏ bé mà tôi có được bên các con đều được trân trọng hơn hết thảy những thứ mà tôi từng trân trọng trước đây.

Cuộc phẫu thuật đầu tiên của Ty làm cháu yếu tới nỗi không thể đi nổi. Trước khi cháu có thể hồi phục, liệu pháp điều trị đã bắt đầu và tiếp tục khiến cháu phải nhập viện. Trên thực tế, trong suốt hai năm rưỡi sau đó, con trai bé bỏng tội nghiệp của tôi chưa bao giờ được tự bước đi trên đôi chân của mình. Cháu phải chịu đựng 13 lượt hóa trị, 45 lượt xạ trị, 19 cuộc phẫu thuật và hơn 250 đêm trong bệnh viện.

Khi phải nằm trên giường bệnh, Ty đã thì thầm vào tai mẹ: 'Con muốn nhảy vào một vũng bùn'
Khi phải nằm trên giường bệnh, Ty đã thì thầm vào tai mẹ: 'Con muốn nhảy vào một vũng bùn'

Vì vậy, hãy cẩn trọng với những điều ước của bạn – Chúng tôi đúng là đã xem rất nhiều tivi.
Peppa Pig, Max & Ruby, Wow! Wow! Wubbzy – những chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi này đã mang lại cho con trai tôi rất nhiều niềm vui trong lúc phải chống chọi với quá nhiều đau đớn. Trong khi em trai Ty chạy khắp nhà và phá hủy mọi thứ trong tầm mắt thì cháu ngồi trên chiếc ghế sofa quen thuộc, vây xung quanh là đồ chơi và cười sảng khoải trước những câu chuyện ngộ nghĩnh của những người bạn tốt nhất với cháu trên màn hình tivi. Tôi cảm thấy thực sự biết ơn những nụ cười của Ty.

Một buổi sáng, cháu thức dậy và bị liệt toàn thân, không thể ngẩng đầu và tay chân chỉ xê dịch được chút xíu. Liệu pháp điều trị với mục đích cứu sống cháu lại đang từ từ hủy hoại cháu. Nỗi buồn của Ty có cảm giác như cầm nắm được. Luôn cố gắng tỏ ra kiên cường trước mặt con, tôi hỏi Ty: 'Con muốn làm gì sau khi khỏe lại?'. 'Con muốn nhảy vào một vũng bùn', Ty thì thầm. Ánh mắt cháu sáng bừng lên khi thốt lên những từ đó.

Điều đó không có gì bất ngờ. Con trai bé bỏng của tôi đã sống vô cùng trọn vẹn. Trước khi bị căn bệnh ung thư ngu ngốc tấn công, cháu đã là một vận động viên chạy, một vận động viên leo núi, một vận động viên bơi và một vận động viên nhảy. Cháu khao khát được có lại tuổi thơ của mình.

Hãy để trẻ con được làm trẻ con, thay cho những đứa trẻ đã không thể tận hưởng trọn vẹn tuổi thơ
Hãy để trẻ con được làm trẻ con, thay cho những đứa trẻ đã không thể tận hưởng trọn vẹn tuổi thơ

Chỉ vài ngày sau sinh nhật 5 tuổi, Ty vĩnh viễn rời bỏ chúng tôi. Và tôi muốn hình dung ra cảnh cuối cùng con trai tôi cũng được tự do nhảy vào vũng bùn, khiêu vũ dưới mưa, trượt trên cầu ồng và nô đùa giữa rừng hoa dại. Khi phải chiến đấu với bệnh ung thư – căn bệnh đang hủy hoại 13.000 trẻ em khác ở Mỹ mỗi năm – cháu đã bị tước đi những điều giản dị nhất.

Vợ chồng tôi, kể từ đó, đã sáng lập Dự án Vũng bùn (The Muddy Puddles Project), một nền tảng gây quỹ cho Hiệp hội Ty Louis Campbell với mục đích trợ giúp cho các nghiên cứu về bệnh ung thư ở trẻ nhỏ, như một cách tưởng nhớ con trai chúng tôi. Nhưng còn hơn thế nữa, đó là lời nhắc nhở cho mọi cha mẹ ở khắp nơi trên thế giới này về việc hãy để trẻ con được làm trẻ con, thay cho những đứa trẻ đã không thể tận hưởng trọn vẹn tuổi thơ.

Con trai yêu dấu vẫn tiếp tục tạo ra phép màu xung quanh cuộc sống của chúng tôi. Tôi tin rằng heo Peppa đã không tìm thấy chúng tôi một cách tình cờ. Mà hơn thế, đó là một động lực đặc biệt, để đảm bảo rằng, các phụ huynh ở khắp mọi nơi sẽ để con cái họ được nhảy vào bùn, được thỏa sức chơi đùa với những ngón tay nhúng đầy màu sơn, được cha mẹ đọc cho thêm một câu chuyện nữa mỗi tối, được nhảy lò cò về giường ngủ. Bởi vì sẽ sớm thôi, bọn trẻ đều lớn lên và rời xa chúng ta.

Theo Huyền Nguyễn/Afamily.vn/Ttvn

Tags: mam non, truong mam non

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Với hai trường hợp nhiễm Zika đầu tiên được xác nhận tại Việt Nam, đã chính thức trở thành mối đe dọa lớn sức khỏe của cộng đồng. Tại nhiều cơ sở mam non trên địa bàn Hà Nội, nhà trường đã lên các phương án phòng tránh tối đa nguy cơ của dịch Zika cũng như một số bệnh lây nhiễm.

Nhiều phụ huynh có con nhỏ lo lắng trước dịch Zika. Ảnh: Cao Tuân
Nhiều phụ huynh có con nhỏ lo lắng trước dịch Zika. Ảnh: Cao Tuân


Phụ huynh “đứng ngồi không yên”


Zika hay còn gọi là “bệnh đầu nhỏ” do muỗi làm trung gian truyền bệnh, gây hậu quả cho thai nhi của người mắc bệnh với biểu hiện là đầu nhỏ bất thường, kém phát triển trí tuệ. Hiện nay, dịch bệnh này đang lan rộng và đã có hai trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện tại Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không ít phụ huynh có con nhỏ bày tỏ tâm trạng lo lắng, “đứng ngồi không yên”. Chị Nguyễn Thị Hoa, có con 5 tuổi đang học tại Trường mầm non Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tâm sự: “Tôi rất lo lắng trước dịch bệnh mới này, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi bởi đề kháng yếu. Mấy hôm trước, tôi nghe bảo phụ huynh chỉ được đưa con đến cầu thang và giao trẻ cho các cô nuôi chứ không cho đưa lên tận lớp để phòng chống dịch bệnh khiến mình càng bất an”.

“Nghe nhà trường phổ biến về cách phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu… tôi biết rõ hơn cách phòng tránh bệnh cho con nhưng vẫn lo lắm. Tuần trước, tôi đã xin cô giáo cho cháu nghỉ 5 ngày về quê để qua thời điểm “nóng” của dịch bệnh. Giờ lại thêm loại virut Zika, mình như ngồi trên đống lửa. Nhà không có người trông con mà cho đến lớp sợ môi trường đông đúc cháu lại có nguy cơ bị lây bệnh”, chị Phạm Thị Yến, một phụ huynh khác bày tỏ.

Được biết, vừa qua tại Truong mam non Phú Diễn có một trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt, nổi nốt nghi bị thủy đậu. Ngay sau đó, nhà trường đã chuyển cháu tới Trung tâm y tế phường khám và điều trị.


Vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi

Cô giáo Văn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Cô giáo Văn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng Truong mam non Phú Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về những lo ngại của phụ huynh, bà Văn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Truong mam non Phú Diễn chia sẻ: “Trường chúng tôi có 14 lớp với hơn 800 cháu nhỏ đang theo học, do vậy vấn đề phòng tránh các dịch bệnh luôn được quan tâm và đặc biệt chú trọng”.

Bà Đào cho hay, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể để quán triệt tới toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Trạm y tế phường cũng đã cung cấp một số trang thiết bị để giúp nhà trường thành lập một phòng y tế tại trường, có cán bộ y tế thường trực. Nếu có trường hợp nào cảm sốt sẽ chủ động cho các cháu thăm khám và điều trị kịp thời.

Cũng theo vị Hiệu trưởng này, việc một số phụ huynh tỏ ra bỡ ngỡ và thắc mắc về quy định yêu cầu phụ huynh giao trẻ cho cô giáo tại chân cầu thang, không đưa lên tận lớp cũng được giải thich rõ là để phòng chống dịch bệnh. “Theo quy định, mỗi ngày các cô giáo phải đến trước 30 phút để dọn dẹp vệ sinh lớp học và thay đồng phục của trường. Như vậy, khi phụ huynh giao trẻ đến trường thì sẽ yên tâm hơn”, bà Đào bày tỏ.

“Trước tình hình dịch sốt xuất huyết và Zika đang có những diễn biến phức tạp, lãnh đạo Sở Y tế đã có chỉ đạo tới các trường, chúng tôi luôn tổ chức truyền thông trên hệ thống loa phát thanh tại trường khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp buổi sáng và lúc đón trẻ vào buổi chiều. Công tác khử trùng, khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin – B được thực hiện thường xuyên nhằm tạo thành thói quen. Bên cạnh đó, phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch đảm bảo vệ sinh cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường”, Hiệu trưởng Truong mam non Phú Diễn cho biết thêm.

Bà Đinh Thị Hòa, Phó hiệu trưởng Truong mam non Khương Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Để chủ động phòng tránh các dịch bệnh có khả năng lây lan cho trẻ, nhà trường đã tăng cường cử cán bộ phun thuốc muỗi, vệ sinh thoáng mát môi trường học. Trước đây, trường cũng ghi nhận một số trường hợp trẻ bị thủy đậu, sởi nhưng ngay sau đó chúng tôi đã liên hệ với phụ huynh cho trẻ khám và bôi thuốc theo chỉ định của bác sỹ cũng như cho cháu ở nhà để tránh lây lan bệnh”.

“Về dịch bệnh Zika, ngay sau khi nắm được thông tin, nhà trường đã phổ biến đến phụ huynh phát hiện sớm triệu chứng và phòng ngừa. Một số trường hợp có dấu hiệu sốt, mẩn ngứa thì ngay lập tức chúng tôi mời cán bộ y tế đến khám bệnh cho trẻ ngay. Ngoài giáo dục trẻ giữ vệ sinh, nhà trường còn phát tờ rơi do trạm y tế cấp đến tất cả phụ huynh để cùng nhau phòng chống bệnh cho trẻ”, bà Hòa chia sẻ.

Lãnh đạo Truong mam non Hoa Hướng Dương (quận Ba Đình, Hà Nội) thì cho hay, cứ sau một tuần nhà trường lại tiến hành vệ sinh lại toàn bộ các đồ chơi cho trẻ bằng xà phòng và dung dịch Cloramin – B. Công tác phun thuốc diệt muỗi cũng được thực hiện vào các buổi chiều thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần nhằm tiêu diệt và hạn chế tối đa sự xuất hiện của muỗi trong nhà trường. Tất cả nhằm đảm bảo rằng mọi mầm bệnh liên quan đến muỗi sẽ được đẩy lùi, tạo môi trường trong lành cho trẻ khi tới trường.

“Đơn cử như thói quen cho các con rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi hoạt động ngoài trời và sau khi đi vệ sinh có sự giám sát của giáo viên và cán bộ y tế. Luôn giữ vững công tác vệ sinh của khu vực bếp ăn, nơi chế biến đồ ăn cho cả cô và trò. Khi mọi thứ được phối hợp nhịp nhàng và có hệ thống giữa nhà trường, phụ huynh và cả trung tâm y tế nữa thì các cháu sẽ an toàn hơn trước nguy cơ dịch bệnh”, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Phòng chống dịch Zika phải nhanh như “cảnh sát 141”

Tại buổi giao ban thường kỳ của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa qua, TS. Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, các đội phòng chống dịch ở Hà Nội phải được chuyên nghiệp hóa và phản ứng nhanh như lực lượng 141 của Công an thành phố.

TS. Hạnh cho biết, mặc dù tình hình dịch bệnh tại Hà Nội trong thời gian vừa qua ổn định và trong tầm kiểm soát, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt các loại dịch bệnh nguy hiểm như MERS-CoV, cúm A/H7N9, bệnh do virus Zika đang có số ca mắc gia tăng tại các nước trên thế giới sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào Hà Nội trong thời gian tới.

Đồng thời, dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng sẽ có nguy cơ bùng phát trên địa bàn thành phố. Bởi vậy, TS Hạnh nhấn mạnh, chỉ ngành y tế vào cuộc quyết liệt chưa đủ mà cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành Y tế để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch chủ động.


Báo Gia đình & Xã hội